Samir Nasri là một trong những cầu
thủ được chú ý nhiều nhất ở trận Community Shield vừa kết thúc. Đây là
một trong những ngôi sao sáng nhất của Man City - ĐKVĐ Premier League.
Nasri lại là người cũ của Arsenal.
Các fan Arsenal có lẽ đã quá độc mồm với Nasri
Trước trận đấu, Nasri đã nói trên the thao 24h: “Tôi thật ngạc nhiên khi các fan Arsenal gọi tôi là kẻ phản bội. Thật ngu xuẩn! Tôi chẳng phải fan của Arsenal, và cũng không sinh ra ở London. Tôi chỉ ngẫu nhiên là cầu thủ từng chơi cho Arsenal, vậy thôi!”.
Thật
ra, Nasri không ngẫu nhiên mà chủ đích chọn Arsenal sau khi rời
Marseille. Anh đã đúng, vì Arsenal là bệ phóng giúp anh trở thành ngôi
sao, nhờ đó được Man City chiêu mộ. Nasri góp công khá lớn giúp Man xanh
giành 2 danh hiệu lớn (Premier League 2011/12 và 2013/14) cùng 1 Cúp
Liên đoàn, xem các trận đấu bóng đá các pha ghi bàn đẹp trên video bong da. Đúng là Nasri có một chút “phản bội”, nhưng đó là phản bội
chính lời nói của anh chứ không phải phản bội Arsenal. Đó là lúc Nasri
trả lời phỏng vấn tờ L’Equipe trước khi đến Arsenal, khi đó anh nói:
“Tôi là một fan của Arsenal, là đội có lối chơi đẹp và tôi nghĩ mình phù
hợp với đội bóng này”.
Những ngôi sao bóng đá
như Nasri có… lỡ quên những lời đã nói cũng không lạ. Chỉ cần họ chứng
tỏ mình trên sân cỏ, là đủ. Còn chuyện một cầu thủ cũ của Arsenal khoác
áo Man City chống lại đội bóng cũ? Đừng nên quá lời với từ “kẻ phản
bội”.
Hàng chục năm qua, Arsenal không
vô địch Anh lần nào, trong khi Man City là nhà vô địch Premier League 2
lần trong 3 năm qua. Pháo thủ không phải là đối trọng của Man xanh ở
cuộc đua vô địch Anh, tức các fan của Arsenal khá vô duyên khi la ó
Nasri, như khi cầu thủ này thực hiện quả phạt góc ở các phút thứ 5 và 43
ở trận Siêu Cúp Anh 2014, và nhất là khi Nasri sút hỏng khi đối mặt thủ
môn Arsenal trong tư thế rất trống trải ở phút 37.
Nasri
thực chất không phải kẻ phản bội mà là nạn nhân của Arsene Wenger. HLV
của Arsenal thừa nhận vài năm trước ông không có khả năng giữ chân những
cầu thủ như Nasri, nên đã chủ động bán anh cho bất kỳ CLB nào, còn việc
Man City có một lô một lốc các cựu cầu thủ Arsenal trong những năm qua
(Kolo Toure, Adebayor, Clichy, Sagna…) chỉ là sự trùng hợp.
Trong
bóng đá, khái niệm “kẻ phản bội” chỉ tương đối đúng chỉ khi Raul
Gonzalez đang ở đỉnh cao tại Real Madrid bất ngờ chuyển sang Barcelona,
hoặc Paolo Maldini rời AC Milan đến Inter Milan. Raul hay Maldini chính
là máu thịt của Real và AC Milan, còn Barca và Inter là kình địch không
đội trời chung với Los Blancos và Rossoneri. Thực tế, Raul không bao giờ
khoác áo Barca, Maldini không bao giờ là cầu thủ Inter.
Frank
Lampard cũng chẳng làm gì đến mức bị các fan Chelsea gọi là kẻ phản
bội. The Blues đã thải hồi Lampard, Man City mới “lượm” về từ New York
City theo hợp đồng mượn nửa năm. HLV Manuel Pellegrini của Man City nói
thẳng: “Nếu Lampard không là cầu thủ tự do (không tốn phí chuyen nhuong)
và nếu Man City không ngại luật Công bằng tài chính thì tôi đã chẳng
chiêu mộ anh ấy”. Lampard dù không đá trận Community Shield nhưng vẫn có
mặt trên khán đài chăm chú theo dõi, trong khi Sergio Aguero ngồi bên
cạnh chẳng thèm xem mà cứ chơi điện thoại. Nói đến Lampard, chúng ta
thường ca ngợi tính chuyên nghiệp, và một lần nữa phẩm chất thường đem
lại thành công cho tiền vệ này lại được thể hiện.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét